Hội chứng người nam 46,XX
Tác giảNguyễn Xuân Đức Hoàng

Rối loạn nhiễm sắc thể có thể ảnh hưởng tới chức năng sinh sản ở nam giới. Các rối loạn nhiễm sắc thể được phân thành 2 loại chính: rối loạn nhiễm sắc thể thường (từ cặp nhiễm sắc thể số 1 đến cặp nhiễm sắc thể số 22 trong số 23 cặp nhiễm sắc thể ở người nam) và rối loạn nhiễm sắc thể giới tính (nhiễm sắc thể giới tính X và Y). Nội dung bài đề cập đến Hội chứng người nam 46,XX - một bệnh lý rối loạn nhiễm sắc thể giới tính gây hiếm muộn ở nam giới.

1. Khái niệm

Hội chứng người nam 46,XX là một rối loạn di truyền hiếm gặp về rối loạn phát triển giới tính, công thức nhiễm sắc thể có 2 nhiễm sắc thể giới tính X, nhưng bộ phận sinh dục ngoài đặc trưng của nam giới, từ bình thường đến không điển hình, do thiếu hụt hormone testosterone.

Tần suất mắc hội chứng người nam 46,XX khoảng 1:20.000 trẻ sinh sống.

2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh

Nhiễm sắc thể Y chuyển đoạn lên nhiễm sắc thể giới tính X hoặc một nhiễm sắc thể thường người bố, phần chuyển đoạn chứa gen SRY (TDF) biệt hóa tinh hoàn. Nên khi tinh trùng của người bố 23,X kết hợp với trứng của người mẹ 23,X tạo hợp tử 46,XX nhưng vẫn chứa gen TDF của người nam. Tuy nhiên không đủ gen trên nhiễm sắc thể Y, nên các đặc tính sinh tinh trùng không có, người bệnh bị hiếm muộn.

người nam 46,XXKaryotype người nam 46,XX

3. Chẩn đoán

a. Triệu chứng lâm sàng

Triệu chứng lâm sàng rất đa dạng:

  • Người nam có cơ quan sinh dục không điển hình, thường hiếm muộn, biểu hiện cơ quan sinh dục phụ thuộc vào gen biệt hóa tinh hoàn TDF có hay không.
  • Các trường hợp có gen TDF (chiếm 80 - 90%) là những người nam có hình dáng bộ phận sinh dục bình thường nhưng sau tuổi dậy thì, thể trạng thấp, dương vật và tinh hoàn nhỏ, vú to, không có tinh trùng.
  • 10 - 20% các trường hợp không có gen TDF kèm theo biểu hiện lỗ đái lệch thấp, tinh hoàn lạc chỗ hoặc chưa xuống bìu.
  • Các biểu hiện tiếp theo của người nam trưởng thành hay các biến chứng lâu dài là: ham muốn tình dục giảm, suy sinh dục thứ phát, loãng xương, trầm cảm.

b. Cận lâm sàng

      Karyotype: 46,XX

c. Chẩn đoán xác định

  • Người nam bị suy sinh dục, hiếm muộn karyotype: 46,XX.
  • Siêu âm phần phụ không tử cung, buồng trứng.

d. Chẩn đoán phân biệt

  • Hội chứng suy sinh dục 45,X/46,XY
  • Hội chứng Klinefelter 47,XXY
  • Lưỡng giới giả nữ 46,XX (46,XX ovotesticular DSD): chiếm khoảng 3 - 10% nhóm rối loạn phát triển giới tính (DSD - Disorder of sex development): bệnh hiếm 1:20.000 trẻ sinh sống, người bệnh vừa có tinh hoàn, vừa có buồng trứng, vì chỉ có khoảng 10 - 20% tế bào có gen TDF của nhiễm sắc thể Y chuyển đoạn lên các nhiễm sắc thể khác trong bộ nhiễm sắc thể khác, tạo thành thể khảm, nên người bệnh là nữ vẫn có kiểu hình của nam.

4. Điều trị

  • Phương pháp điều trị chính liệu pháp thay thế testosterone để điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố, ngăn ngừa chứng to sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ phát của nam giới.
  • Một số trường hợp nên xem xét việc phẫu thuật cắt bỏ cần thiết hay không.
  • Người bệnh cần được hỗ trợ tâm vấn di truyền sinh sản.

5. Tiên lượng và phòng bệnh

Các người bệnh nam 46,XX thường bị hiếm muộn, suy sinh dục. Nguy cơ phát triển ung thư thấp.

Xem thêm: Hội chứng Jacob (Hội chứng 47,XYY)

Liên hệ với tác giả:

  • Zalo
  • Phone

Bài viết liên quan

Đăng kí khám

Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

Gửi yêu cầu