1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
- Nguyên nhân gây hội chứng Kallmann là do đột biến hơn 20 loại gen khác nhau, các gen đột biến hay gặp là: KAL1 (ANOS1) thuộc nhiễm sắc thể giới tính X
(Xp22.32), CHD7, FGFR1 thuộc nhiễm sắc thể số 8 (8q12.2 và 8p12), FGF8 thuộc nhiễm sắc thể số 10 (10q25-q26), PROK2 thuộc nhiễm sắc thể số 3 (3p21.1)
hoặc PROKR2 thuộc nhiễm sắc thể số 20 (20p12.3), ... - Các gen này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các phần tại vỏ não, liên quan đến sự hình thành và di chuyển của nhóm tế bào thần kinh chuyên biệt
để điều hành khứu giác, đó là các tế bào thần kinh khứu giác. Đồng thời nhóm gen này cũng quy định tổng hợp các tế bào thần kinh sản xuất hormone giải phóng
gonadotropin (GnRH) vùng dưới đồi. - GnRH chịu trách nhiệm cho việc giải phóng hormone FSH và LH ở thủy trước tuyến yên, các hormone này tác dụng trên tuyến sinh dục tinh hoàn và buồng
trứng, LH kích thích tinh hoàn và buồng trứng sản xuất testosterone và gián tiếp estradiol, FSH kích thích mô sinh tinh của tinh hoàn và tế bào hạt của nang noãn
buồng trứng sản xuất estrogen. - Đột biến gen dẫn đến giảm hoặc không tổng hợp được hormone giải phóng gonadotropin, giảm FSH và LH, không kích thích tuyến sinh dục sản xuất
hormone sinh dục, hậu quả gây suy sinh dục ở nam và nữ giới. - Có 2 thể bệnh: Hội chứng Kallmann tác động nhiều đến chức năng sinh sản (thể sinh sản: Reproductive features) và không tác động nhiều đến chức năng sinh sản (thể
khác: Non-reproductive features).
Nguyên nhân của HC Kallmann là do đột biến gen
2. Chẩn đoán
a. Chẩn đoán lâm sàng
- Thể sinh sản: Chậm dậy thì ở trẻ nam và trẻ nữ. Trẻ nam, tinh hoàn chưa xuống bìu. Nam giới trưởng thành bị vô sinh. Kích thước tinh hoàn nhỏ < 4mL, rối loạn
cương dương, giảm ham muốn tình dục. Nữ giới trưởng thành bị vô kinh nguyên phát. Các đặc tính sinh dục thứ phát kém phát triển, mật độ xương giảm. - Thể khác: Suy giảm chức năng khứu giác một phần hoặc toàn bộ ở cả 2 giới. Khiếm thính, Sứt môi, nứt khẩu cái, khuyết tật sọ, dị dạng bàn tay, bàn chân, vẹo
cột sống, khuyết răng, khuyết tật mắt như mù màu, khe nứt mống mắt (coloboma), sụp mí (ptosis). Rối loạn vận động, mất điều hòa cơ thể. - Chẩn đoán trước sinh: với tiền sử gia đình có các đột biến gen KAL1, FGFR1, FGF8 hoặc CHD7, nếu siêu âm thai có các bất thường về xương, nứt khẩu cái…
có thể hướng tới nghi ngời trẻ mắc hội chứng Kallmann.
b. Xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm nội tiết tố thay đổi, các hormone đều giảm, bao gồm: GnRH, FSH, LH, testosterone ở nam, estrogen và progesterone ở nữ.
- Đo mật độ xương giảm.
- Chụp MRI phân tích hình thái khứu giác, hình thái cơ quan sinh dục, đặc biệt là trẻ nhỏ.
- Xét nghiệm đột biến gen giúp chẩn đoán xác định hội chứng Kallmann và phân biệt với các hội chứng suy sinh dục khác, đồng thời đây là xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh trước khi điều trị vô sinh. Đột biến gen KAL1 chiếm 5-10% các trường hợp.
Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán HC Kallmann
c. Chẩn đoán phân biệt
- Các trường hợp suy sinh dục không phải hội chứng Kallmann.
- Hội chứng Klinefelter 47,XXY
- Hội chứng kháng androgen, 46,XY, đột biến gen AR.
- Hội chứng CHARGE: hội chứng di truyền đa dị tật, giống thể khác của hội chứng Kallmann, trẻ bị coloboma, dị tật tim, chậm phát triển tâm thần, suy sinh dục và
có kèm theo thiểu sản tai. Hai đặc điểm của hội chứng CHARGE giống hội chứng Kallmann là suy sinh dục và tổn thương khứu giác. Nguyên nhân gây hội chứng
CHARGE cũng do đột biến gen CHD7, >75% là đột biến gen CHD7 gây hội chứng CHARGE, đột biến gen CHD7 chỉ xảy ra 3 - 5% ở hội chứng Kallmann.
Tuy nhiên, đột biến gen CHD7 ở hội chứng CHARGE gây mất thính lực, sứt môi nứt khẩu cái, thì ở hội chứng Kallmann do đột biến gen CHD7 không có, các triệu
chứng trên xảy ra ở hội chứng Kallmann khi có đột biến gen KAL1, FGFR1 hoặc FGF8.
Hội chứng di truyền đa dị tật CHARGE
3. Điều trị
Sử dụng liệu pháp hormone thay thể để gây dậy thì ở trẻ nam và nữ. Các hormone thay thế là FSH và LH. Nam giới kết hợp bổ sung testosteron, nữ giới kết hợp bổ
sung estrogen và progesterone để phát triển tuyến vú và tạo chu kì kinh nguyệt.
4. Tiên lượng
Hôi chứng Kallmann không ảnh hưởng đến tuổi thọ và tính mạng cơ thể. Điều trị nội tiết tố cải thiện được tình trạng vô sinh cho bệnh nhân, đạt được trong hầu hết
các trường hợp.